Thiếu vitamin A ở trẻ em

  • Vitamin là các chất vi lượng thiết yếu có liên quan đến chức năng quan trọng của cơ thể như tăng trưởng, ổn định sức khỏe và các chuyển hóa. Do cơ thể cần với một lượng nhỏ hằng ngày nên việc thiều hụt sẽ gây bệnh thiếu vitamin, ngược lại khi bổ sung quá mức gây nên tình trạng thừa vitamin.
  • Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hằng năm có trên nửa triệu trẻ em các nước bị mù; có tới 6-7 triệu trẻ em khác bị thiếu vitamin A thể nhẹ hoặc vừa làm cho số trẻ em này dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm phổi..
  • Chức năng của vitamin A:
  • Dạng hoạt động của vitamin A là retinol, các dạng tiền hoạt động trong thức ăn bao gồm: α-, β-, và γ-carotene và cryptoxanthin. Các thức ăn giàu vitamin A gồm gan, dầu cá, sữa, trứng và các thực phẩm như rau, củ có màu xanh và vàng. Vitamin A được hấp thu cùng với muối mật và được dự trữ ở gan.
  • Chức năng chính của vitamin A là thành phần tạo nên sắc tố rhodopsin và iodopsin trong vai trò tiếp nhận ánh sáng của tế bào võng mạc. Ngoài ra, vitamin A còn chức năng bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp, giác mạc, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Lâm sàng trẻ thiếu vitamin A
  • Tại mắt: Triệu chứng khởi phát là quáng gà, nhìn khó khi ánh sáng yếu. Tình trạng nặng hơn, trẻ sợ ánh sáng do chói mắt, khô giác mạc, xuất hiện vệt Bitot, loét giác mạc và gây mù. Nếu được chữa, mắt có thể có di chứng sẹo giác mạc.
  • Cơ quan khác:
  • Chậm phát triển thể chất, hệ miễn dịch yếu.
  • Da dày sừng, dễ nhiễm trùng.
  • hay bị nhiễm trùng tái phát, khó chữa lành: đường hô hấp, tiêu hóa..
  • Xử trí
  • Điều trị bệnh thiếu vitamin có triệu chứng tại mắt tại các bệnh viện chuyên khoa gồm liều vitamin A tấn công, sau đó duy trì, kết hợp với các điều trị hỗ trợ nhằm giảm thiểu các biến chứng.
  • Dự phòng bệnh thiếu vitamin A:
  • Đối tượng: trẻ dưới 3 tuổi.
  • Liều vitamin A: dưới 1 tuổi 100.000 đơn vị, trên 1 tuổi 200.000 đơn vị, uống 1 liều mỗi 6 tháng.
  • Địa điểm: Uống tại các trạm y tế những ngày đầu tháng 6 và tháng 12 hàng năm.
Chuyên mục: